QUY CHUẨN AN TOÀN VỀ PA LĂNG ĐIỆN

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
———————–
Số: 37/2013/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PA LĂNG ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Theo đề nghị của Cụctrưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội quy định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện.

Ký hiệu: QCVN13:2013/BLĐTBXH.

Điều 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toànlao động đối với Pa lăng điện có hiệu lực từ ngày 28 tháng 6 năm 2014.

Điều 3. CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmthi hành./.

 Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Cục kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Website Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, PC, ATLĐ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

QCVN 13: 2013/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PA LĂNGĐIỆN

National technical regulation on safe work for electrical tackle

Lời nói đầu

QCVN 13: 2013/BLĐTBXH– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện do CụcAn toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theoThông tư số 37/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013, sau khi có ýkiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUY CHUẨN KỸ THUẬTQUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PA LĂNG ĐIỆN

Nationaltechnical regulation on safe work for electrical tackle

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điềuchỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật nàyáp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và di động dùng cáp hoặc xích (gọichung là pa lăng) được sử dụng như một cơ cấu nâng hạ độc lập hoặc cơ cấu nânghàng di chuyển theo một phương nhất định có tải trọng nâng từ 1000kg trở lên.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụngvới:

1.2.1. Các tổ chức, cánhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện.

1.2.2. Các cơ quanquản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Quy định về kỹthuật

2.1. Quy định chung

Các pa lăng điện thuộcđối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật an toàn theoyêu cầu kỹ thuật của TCVN 5180:1990 Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn vàTCVN 4244:2005 Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

2.2. Các quy định cụthể

2.2.1. Yêu cầu đối vớikết cấu và vật liệu

2.2.1.1. Các bộ phậnghép nối kèm theo pa lăng phải được chế tạo để đảm bảo an toàn khi sử dụng theotính năng được quy định trong lý lịch.

2.2.1.2. Đơn vị sảnxuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu dùng để chế tạo các phần tửchịu tải của pa lăng, các mối hàn, độ cách điện của dây dẫn và các cuộn dâyđiện.

Kiểm tra từng nguyêncông khi chế tạo và lắp ráp, thử nghiệm pa lăng điện ở trạng thái động và trạngthái tĩnh.

Kết quả kiểm tra đượcghi vào lý lịch máy.

2.2.1.3. Hàn các phầntử của pa lăng.

2.2.1.3.1. Vật liệuhàn phải đảm bảo giới hạn bền của mối hàn không thấp hơn giới hạn bền của vậtliệu được hàn. Độ dai va đập của mối hàn phải phù hợp với điều kiện làm việccủa kết cấu pa lăng.

2.2.1.3.2. Để đảm bảocơ tính của mối hàn theo quy định khi hàn các phần tử chịu tải của pa lăng phảithực hiện theo hướng dẫn tại các tài liệu kỹ thuật hàn.

2.2.1.4. Móc nânghàng.

2.2.1.4.1. Móc nânghàng phải được chế tạo bằng phương pháp rèn, dập hoặc bằng thép tấm (được gọilà móc rèn, móc dập hoặc móc tấm).

Phôi móc nâng hàng saukhi rèn hoặc dập phải thường hóa và làm sạch vảy ô xít. Móc rèn và móc dậpkhông cho phép hàn móc rèn và móc dập ngay cả hàn đắp để khắc phục khuyết tật.

Các tấm thép của móctấm phải được ghép với nhau bằng đinh tán. Cho phép hàn cục bộ tấm thép.

2.2.1.4.2. Khi có tảimóc nâng hàng phải quay được tự do. Đối với móc nâng hàng có sức nâng trên 3tấn, chỗ quay của móc nâng hàng phải dùng ổ bi. Yêu cầu này không áp dụng chomóc nâng hàng của pa lăng không cho phép quay móc.

2.2.1.4.3. Đai ốc kẹpchặt móc rèn, móc dập và chốt móc tấm vào thanh ngang phải có khả năng chống tựtháo, cho phép kẹp các móc nâng hàng vào thanh ngang bằng các phương pháp tincậy khác.

Móc phải có khóa bảohiểm để loại trừ khả năng rơi tự do của cơ cấu móc hàng khi nâng. Khóa khôngđược làm giảm mặt cắt chịu tải của chuôi móc.

2.2.1.4.4. Nhà sảnxuất phải đánh dấu rõ hai điểm cho phép kiểm tra kích thước độ mở của móc trongthời gian sử dụng.

2.2.1.4.5. Trên thânhộp treo móc nâng hàng phải ghi tải trọng làm việc lớn nhất cho phép của palăng.

2.2.1.5. Cần phải tínhđến ảnh hưởng của nhiệt khi tính toán các phần tử kết cấu pa lăng chịu tác dụngnhiệt lớn.

2.2.1.6. Đối với palăng di chuyển được thì phải có kết cấu đảm bảo cho bánh dẫn không bị lệch khỏithanh ray dẫn hướng.

2.2.1.7. Tốc độ dichuyển của pa lăng điều khiển từ sàn không được lớn hơn 0,8 m/s.

2.2.1.8. Thiết bị cuộncáp của pa lăng phải đảm bảo cuộn cáp lên tang thành lớp.

2.2.1.9. Đối trọng vàcác phần tử của nó phải được đặt trong vỏ hoặc gắn với pa lăng để đối trọngkhông rơi hoặc thay đổi vị trí trên pa lăng.

2.2.1.10. Cần phảichống rỉ các chi tiết kim loại của pa lăng có thể bị rỉ.

2.2.2. Yêu cầu đối vớicáp, xích, tang, ròng rọc và móc nâng

2.2.2.1. Hệ số an toàncủa xích định cữ mắt tròn không nhỏ hơn 8.0; xích tấm – không nhỏ 5.0 có tínhđến khối lượng và hiệu suất của hệ thống ròng rọc, không tính đến tải trọngđộng.

2.2.2.2. Việc chọn vàtính cáp thép phải tính đến các đặc tính của cáp và chế độ làm việc của palăng.

2.2.2.3. Cáp của palăng dùng để vận chuyển kim loại nung đỏ, kim loại lỏng, xỉ lỏng cần có bộ phậnche chắn phù hợp để tránh sự ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và bắn tóe củakim loại. Lõi cáp này phải bền nhiệt.

2.2.2.4. Tang phải córãnh để rải cáp.

Bán kính rãnh trêntang và ròng rọc được xác định theo công thức r ≈ 0,53d trong đó d là đườngkính cáp.

Chiều sâu rãnh:

Đối với tang không nhỏhơn 0,20d.

Đối với ròng rọc khôngnhỏ hơn 1,35d.

Góc mở của rãnh ròngrọc cáp không nhỏ hơn 30° và không lớn hơn 50°.

Tang phải được chế tạosao cho cáp được cuộn theo từng lớp.

Khả năng chứa cáp củatang phải bảo đảm khi bộ phận mang tải ở vị trí thấp nhất theo tính toán trêntang vẫn còn lại ít nhất 1,5 vòng cáp (không tính những vòng nằm dưới tấm kẹp).

2.2.2.5. Độ lệch củacáp khỏi rãnh dẫn hướng trên tang hoặc trên ròng rọc không được vượt quá 1:15.

2.2.2.6. Ròng rọc dùngcho xích hàn và đĩa xích dùng cho xích tấm không ít hơn 5 lỗ hoặc răng trong đóít nhất có 2 lỗ hoặc răng ăn khớp hoàn toàn với xích.

2.2.2.7. Ròng rọc vàđĩa xích cần có cơ cấu rải đúng xích và ngăn ngừa xích rơi khỏi ròng rọc (đĩaxích) hoặc khỏi đường tâm của nó.

2.2.2.8. Vỏ treo mócpa lăng cần sơn các vạch vàng và đen xen kẽ để báo nguy hiểm cho người sử dụng.

2.2.3. Yêu cầu đối vớithiết bị an toàn

2.2.3.1. Cơ cấu nângcần được trang bị công tắc hành trình để khống chế hành trình giới hạn trên củamóc.

Trong trường hợp palăng xích có li hợp ma sát, cho phép không dùng công tắc hành trình.

2.2.3.2. Công tắc hànhtrình giới hạn trên cần đặt sao cho khoảng cách giữa móc nâng hàng và vỏ của palăng không nhỏ hơn 100 mm khi móc nâng hàng ở vị trí cao nhất.

Đối với pa lăng xíchcho phép lắp gối tựa chất dẻo trên vỏ pa lăng.

2.2.3.3. Phải có cơcấu khống chế tải trọng cho pa lăng điện khi trọng tải của pa lăng vượt quá 15%sức nâng cho phép nó để ngắt chuyển động cơ cấu nâng.

2.2.4. Yêu cầu đối vớithiết bị điện và điều khiển

2.2.4.1. Thiết bị điềukhiển được cấp điện từ mạng điều khiển hoặc mạng động lực.

Nếu thiết bị điềukhiển được đóng vào mạng động lực, điện áp mạng động lực không được lớn hơn380V.

2.2.4.2. Sơ đồ điệncũng như thiết bị điều khiển cần được khóa liên động để loại trừ khả năng nối mạchđồng thời 2 công tắc đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp hoặcnối mạng đồng thời 2 phân tử chuyển động đảo chiều khi điều khiển bằng phươngpháp trực tiếp.

2.2.4.3. Điện áp trongmạng điều khiển khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp không được lớn hơn42V.

Trong trường hợp dùngthiết bị điều khiển có vỏ làm bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điệncho phép điện áp mạng điều khiển đến 220V.

Khi mạng điều khiểnđược nối với biến thế hạ áp, các cuộn dây của chúng không được nối điện vớinhau.

Đề phòng dò điện củathiết bị điều khiển, thiết bị an toàn trong mạch điều khiển và mạch bảo vệ phảiđược nối đất.

2.2.4.4. Khi điềukhiển pa lăng điện bằng phương pháp trực tiếp, bảng điều khiển phải được chếtạo bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện.

2.2.4.5. Trong pa lăngcần dùng dây dẫn bằng đồng có lớp cách điện có tiết diện mặt cắt ngang: Mạchthứ cấp và mạch phanh điện tử không nhỏ hơn 0,75mm2, trong mạch dẫnvào động cơ điện không nhỏ hơn 1,5mm2.

2.2.4.6. Vỏ thiết bịđiều khiển phải chịu được va đập.

Dây treo thiết bị điềukhiển phải chịu được lực 0,5 KN.

2.2.4.7. Thiết bị điềukhiển gián tiếp pa lăng từ sàn phải có khóa điều khiển liên động pa lăng.

2.2.4.8. Các nút ấn cóthiết bị điều khiển phải được bố trí trên cùng một bảng điều khiển và có kýhiệu để nhận biết.

2.2.4.9. Tất cả các palăng điện phải được bảo vệ chống điện giật theo các quy định hiện hành.

2.2.5. Yêu cầu đối vớiviệc ghi nhãn cho pa lăng điện

2.2.5.1. Pa lăng điệnkhi xuất xưởng hoặc lưu thông trên thị trường phải được ghi nhãn theo quy địnhcủa pháp luật.

2.2.5.2. Nhãn gắn trênpa lăng điện phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy nhất và phải bao gồm các nộidung cơ bản sau:

(1) Loại pa lăng;

(2) Mã hiệu của palăng;

(3) Xuất xứ;

(4) Năm sản xuất;

(5) Tải trọng nâng chophép;

(6) Công suất làm việcđộng cơ;

(7) Điện áp danh định;

(8) Chiều cao nâng lớnnhất;

(9) Vận tốc nâng.

3. Quy định về quản lý

3.1. Hồ sơ kỹ thuậtgốc của pa lăng điện bao gồm:

3.1.1. Bản thuyết minhchung phải thể hiện được: Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, kiểu mẫu, mã hiệu,năm sản xuất, tải trọng nâng cho phép, công suất làm việc của động cơ, nguyênlý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển,thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu nâng), các tiêu chuẩn áp dụngđối với pa lăng điện.

3.1.2. Bản vẽ sơ đồnguyên lý hoạt động.

3.1.3. Bản vẽ lắp cáccụm cơ cấu của pa lăng.

3.1.4. Bản vẽ tổng thểcủa pa lăng có ghi các kích thước và thông số chính.

3.1.5. Quy trình kiểmtra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.

3.1.6. Hướng dẫn sửdụng và lắp đặt.

3.1.7. Chế độ kiểmtra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.

3.1.8. Các chế độ làm việc của pa lăng và các thiết bị an toàn.

3.2. Pa lăng điện sảnxuất trong nước

Nhà chế tạo pa lăngđiện phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:

3.2.1. Đủ hồ sơ kỹthuật theo quy định tại 3.1 của Quy chuẩn này.

3.2.2. Pa lăng điệnchế tạo trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp vớicác quy định tại 4.1 của Quy chuẩn này trên cơ sở việc chứng nhận hợp quy củaTổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.

3.2.3. Đơn vị chế tạophải công bố hợp quy và đăng ký hợp quy đối với pa lăng điện theo quy định saukhi được chứng nhận hợp quy.

3.2.4. Phải được gắndấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

3.2.5. Chịu sự kiểmtra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội.

3.3. Pa lăng điện nhậpkhẩu

3.3.1. Đủ hồ sơ kỹthuật theo quy định tại 3.1 của Quy chuẩn này.

3.3.2. Pa lăng điện khi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại 4.1.

3.3.3. Trong trườnghợp nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩmquyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu palăng điện quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các pa lăngđiện này được miễn kiểm tra nhập khẩu.

3.3.4. Pa lăng điệnnhập khẩu không đáp ứng được quy định tại mục 3.1, khi nhập khẩu phải được tổchức chứng nhận hợp quy do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặcđược thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuậnquốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýkết tiến hành kiểm tra tại cửa khẩu nhập.

3.3.5. Pa lăng điệnnhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bịxử lý nếu có vi phạm theo luật định.

3.4. Pa lăng điện lưuthông trên thị trường

Pa lăng điện lưu thôngtrên thị trường, người bán hàng phải thực hiện các yêu cầu sau:

3.4.1. Tuân thủ cácquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông palăng điện theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

3.4.2. Tự áp dụng cácbiện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của pa lăng điện do mìnhbán.

3.4.3. Chịu sự kiểmtra chất lượng theo những nội dung, trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý viphạm theo luật định.

3.5. Quản lý sử dụngan toàn pa lăng điện

3.5.1. Pa lăng điệnphải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.5.2. Người chịutrách nhiệm quản lý trực tiếp, người vận hành pa lăng điện phải được huấn luyệnan toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm vàphải được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo quy định.

3.5.3. Những yêu cầuan toàn khi sử dụng pa lăng điện:

3.5.3.1. Chỉ sử dụngpa lăng điện có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật antoàn. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện pa lăng điện không đảm bảo an toàn,đơn vị sử dụng có thể đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.

3.5.3.2. Các pa lăngđiện trước khi đưa vào sử dụng phải được gắn tem kiểm định và ghi nhãn theo quyđịnh.

3.5.3.3. Mỗi pa lăngđiện phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định của nhà chế tạo.

3.5.3.4. Pa lăng điệnphải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo trì, bảo dưỡng theo chỉ dẫn của nhàsản xuất.

3.5.4. Người vận hànhpa lăng điện phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, giầy, mũ bảo hộ,găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.

4. Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với palăng điện

4.1. Chứng nhận hợpquy đối với pa lăng điện

4.1.1. Việc chứng nhậnhợp quy đối với pa lăng điện hoặc các phụ kiện của pa lăng điện sản xuất trongnước được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giáquá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặctrên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất nếu chúng được sản xuấthàng loạt; đối với pa lăng điện sản xuất đơn chiếc, việc chứng nhận hợp quyđược thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩmhàng hóa (trong phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quyvà phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hànhkèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa họcvà Công nghệ).

4.1.2. Việc chứng nhậnhợp quy đối với pa lăng điện hoặc các phụ kiện của pa lăng điện nhập khẩu đượcthực hiện theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa lôhàng hóa nếu chúng được nhập khẩu hàng loạt; nếu nhập khẩu đơn chiếc thì việc chứngnhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toànbộ sản phẩm hàng hóa (trong phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, côngbố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

4.1.3. Việc chứng nhậnhợp quy phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục An toàn lao động, Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội chỉ định.

4.2. Kiểm định kỹthuật an toàn đối với pa lăng điện

4.2.1. Pa lăng điệntrước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trongquá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội ban hành.

Việc kiểm định kỹthuật an toàn pa lăng điện phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao độngđã được Cục An toàn lao động chỉ định.

4.2.2. Chu kỳ kiểmđịnh định kỳ đối với pa lăng điện:

4.2.2.1. Chu kỳ kiểmđịnh đối với pa lăng điện là 03 năm một lần đối với pa lăng điện làm việc cốđịnh có tần suất làm việc trung bình.

4.2.2.2. Chu kỳ kiểmđịnh đối với pa lăng điện là 01 năm một lần đối với pa lăng điện làm việc vớitần suất cao hoặc di động.

4.2.2.3. Chu kỳ kiểmđịnh trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểmđịnh.

5. Thanh tra, kiểm travà xử lý vi phạm

5.1. Việc thanh tra vàxử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao độngthực hiện.

5.2. Việc kiểm trachất lượng chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện được thực hiệntheo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về antoàn lao động đối với pa lăng điện.

6. Trách nhiệm của cáctổ chức, cá nhân

6.1. Các tổ chức, cánhân làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện cótrách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

6.2. Quy chuẩn này làcăn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng pa lăng điện tiến hành việc kiểm travà cũng là căn cứ để các Tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợpquy.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Cục An toàn laođộng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm traviệc thực hiện Quy chuẩn này.

7.2. Các cơ quan quảnlý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểmtra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.

7.3. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cótrách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xemxét giải quyết./.



Cùng chủ đề?


THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ Vị trí tuyển dụng: Nhân viên bảo trì điện Mô tả công việc: -...
Read More

Thị trường ngày 4/9: Dầu thấp nhất 1 tháng, vàng cao nhất 6 năm, nông sản đồng loạt giảm giá

Ảnh minh họa. Chốt phiên giao dịch đêm qua 3/9, giá dầu thấp nhất gần 1 tháng, kẽm thấp nhất...
Read More

Xuất khẩu lâm sản tăng hơn 18%

Tổng giá trị xuất khẩu lâm sản 8 tháng đạt 7,08 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm...
Read More

Sốt vé trận Việt Nam vs Thái Lan: Gần 10 triệu/cặp

Hai ngày trước trận tuyển Việt Nam đấu Thái Lan tại vòng loại World Cup 2022, giá vé chợ đen...
Read More

Trung Quốc liên tục thay đổi, hàng Việt ùn tắc trở tay không kịp

Không chỉ siết nhập tiểu ngạch, Trung Quốc còn liên tục thay đổi các quy định trong nhập khẩu chính...
Read More

Bộ Công Thương: Thuế chống bán phá giá không tạo ra độc quyền trên thị trường thép không gỉ

Ảnh minh họa. Nếu không có biện pháp chống bán phá giá, với việc hàng nhập khẩu gia tăng ồ...
Read More

Hôm nay, Mỹ -Trung chính thức ‘khai hỏa’ cuộc chiến thuế

Dù vẫn đang đàm phán, nhưng 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức leo thang cuộc...
Read More

Trung Quốc miễn trừ 10% thuế mua hàng cho xe điện Tesla

Động thái miễn trừ thuế mua hàng cho xe điện của Tesla có thể giúp hãng xe này mở rộng...
Read More

Tăng ưu đãi ô tô nội, xe Việt lắp ráp giá rẻ đấu xe Thái nhập khẩu

Với Nghị định 116, xe sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn đang thắng thế so với xe nhập khẩu....
Read More

Cẩn trọng với việc xuất khẩu thép ồ ạt vào 1 thị trường

Cơ quan quản lý khuyến cáo các doanh nghiệp thép trong nước tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng làm...
Read More